Thực trạng ô nhiễm môi trường vùng Tây Nam Bộ
Việt Nam nói chung và vùng Tây Nam Bộ nói riêng cũng không thoát được sự ô nhiễm môi trường này. Từ ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường xung quanh các khu công nghiệp, khu chế xuất cho đến vùng nông thôn, vùng quê, vì chưa được tư vấn môi trường một cách đúng đắn, nên các khí thải, chất thải độc hại được thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài, làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề.
Tình trạng ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay trên toàn thế giới. Công nghiệp phát triển, kéo theo hàng loạt, nhà máy phân xưởng ra đời đáp ứng nhu cầu sản xuất, theo đó các chất thải nguy hải, khi thải từ các nhà máy, cơ sở chưa qua xử lý vô hình chung làm tình trạng ô nhiễm ngày càng thêm nặng nề, đây là vấn nạn cần được giải quyết không chỉ riêng việt nam mà còn trên toàn thế giới.
Cần Thơ
Thực trạng TP. Cần Thơ cũng như các tỉnh, thành khác trong cả nước hiện đang đối mặt với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải và quản lý chất thải rắn . Hiện trên địa bàn Tp Cần Thơ có 8 khu công nghiệp chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung, nên vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải công nghiệp và chất thải rắn do chưa được xử lý đang ở mức báo động. Bên cạnh đó, một số Bệnh viện đa khoa trên địa bàn thành phố Cần Thơ hiện chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế; rác thải sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn; các khu dân cư và các khu công nghiệp vẫn còn tình trạng xả thải trực tiếp ra kênh, rạch gây ô nhiễm môi trường. Trong những năm qua, do tác động của biến đổi khí hậu, Cần Thơ liên tục bị ngập lụt ở nhiều khu vực, gây hư hại nhiều công trình, gây xói lở bờ sông, tổn hại nghiêm trọng đến đời sống và phát triển kinh tế.
Nước thải từ các khu công nghiệp chưa được xử lý. ( Ảnh minh họa)
Trước những thách thức trên, Chương trình Nước và Vệ sinh, Ngân hàng Thế giới( WSP /WB) đã phác thảo các giải pháp VSMT cho Tp Cần Thơ như: giải quyết tình trạng ngập úng do mưa lũ, hoàn thiện các sơ đồ thoát nước mưa, lựa chọn công trình xử lý nước thải tập trung hoặc phân tán tuỳ theo từng khu vực, xã hội hoá quản lý chất thải rắn, ban hành một số quy định mới về trách nhiệm phối hợp giữa các Sở, ban, ngành của TP. Cần Thơ về thoát nước và VSMT…
Được biết, dự án phát triển VSMT tại Tp Cần Thơ nằm trong khuôn khổ dự án xây dựng Chiến lược thống nhất về VSMT do Bộ Xây dựng chủ trì với sự hỗ trợ tư vấn của Ngân hàng Thế giới (WB) và Tp Cần Thơ là 1 trong 8 tỉnh, thành trong cả nước được chọn để thực hiện thí điểm, nhằm xây dựng cơ chế phối hợp để ban hành kế hoạch thực hiện một cách thống nhất theo hệ thống quản lý nhà nước. Dự án nhằm xây dựng chiến lược thống nhất về vệ sinh môi trường, trên cơ sở tổng hợp các tiêu chí về cấp nước sạch, quản lý nước thải, chất thải,... là các vấn đề có liên quan trực tiếp đến sức khỏe người dân, nhưng lại do nhiều cơ quan, đơn vị quản lý.
Cà Mau
Theo kết quả khảo sát mới nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau, tình hình ô nhiễm môi trường tại các cửa biển tăng gấp 5 lần cho phép, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
Nguyên nhân là do tình trạng sạt lở tại các cửa biển ngày càng nghiêm trọng, xăng dầu xả ra từ hàng ngàn chiếc tàu khai thác thủy sản, tình trạng vứt rác thải ra cửa biển của người dân. Đặc biệt là ý thức về bảo vệ môi trường của người dân còn kém.
Những cửa biển bị ô nhiễm nhất là cửa biển Sông Đốc thuộc huyện Trần Văn Thời, nơi có dân số gần 90.000 người và gần 3.000 chiếc tàu khai thác thủy sản thường xuyên hoạt động.
Kế đến là cửa biển Khánh Hội thuộc huyện U Minh, nơi đây có gần 40.000 người dân sinh sống và gần 700 tàu khai thác thủy sản đang hoạt động.
Ông Nguyễn Thanh Bền-một người dân sống ở thị trấn Sông Đốc cho biết, tình trạng ô nhiễm đã xảy ra tại đây hàng chục năm nay. Để khắc phục được tình trạng trên, chính quyền cần có những chủ trương đồng bộ, đầu tư chống sạt lở và có chế tài xử lý nghiêm những hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Theo ông Nguyễn Văn Ba-Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau, để sớm khắc phục tình trạng ô nhiễm trên, năm 2015 tỉnh sẽ chi 5 tỷ đồng nạo vét hai cửa biển Sông Đốc và Khánh Hội nhằm khai thông dòng chảy; dùng cây gỗ, đất đá phòng chống những nơi sạt lở; quy định tàu khai thác thủy sản không được vứt rác thải xuống sông, nếu vi phạm sẽ xử lý hành chính.
Bên cạnh đó, tiến hành giải tỏa trên 600 căn hộ lấn chiếm cửa biển; tổ chức họp dân để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và buộc làm cam kết không vi phạm ô nhiễm môi trường; giao cho chính quyền sở tại thành lập đội thanh niên tình nguyện, tham gia vớt rác trên cửa biển.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Ba, việc xử lý ô nhiễm môi trường không phải chỉ riêng một ngành mà đòi hỏi sự chung tay của cả hệ thống chính trị và của toàn thể cộng đồng, điều cốt lõi là ý thức của người dân về vấn đề này.
Đang cập nhật: Thực trạng ô nhiễm môi trường vùng Tây Nam Bộ ( phần 2)
Nguồn: Tổng hợp
Tin tức môi trường liên quan
- 30 khu công nghiệp có nhà máy xử lý nước thải hoạt động
- Lo ô nhiễm môi trường từ cơ sở tái chế nhớt thải
- Hồ phòng ngừa sự cố môi trường: Nhà đầu tư gặp khó
- Sẽ cho thuê gần 413ha đất rừng làm khu safari
- Tập trung, thực hiện quyết liệt để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm
- Thống nhất hồ sơ vay vốn Quỹ Bảo vệ môi trường của Sonadezi Long Thành
- Ngắm nhìn 7 kỳ quan biển đảo của Việt Nam
Tin tức môi trường
Hỗ trợ trực tuyến
-
Mr Tuấn Anh
0984.314.293
-
Mr Khánh
0987.728.002
Thống kê truy cập
- Đang truy cập: 2
- Trong ngày: 16
- Hôm qua: 106
- Tổng truy cập: 159195
- Truy cập nhiều nhất: 1103
- Ngày nhiều nhất: 21.06.2022